A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quan họ Bắc Ninh- nét đẹp của văn hóa Việt Nam

Đã từ lâu, miền quê Quan họ Bắc Ninh, lại trở thành điểm hẹn thú vị đối với du khách mỗi độ xuân về. Sức hấp dẫn của những điệu dân ca ngọt ngào cùng nhiều hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian đặc sắc, đã khiến những ai đến du xuân và bước chân ra về đều vấn vương với vùng đất hội Lim. Về với Kinh Bắc là về với nôi văn hóa đời và phát triển nhất của người Việt ở vùng đất phía Bắc Thăng Long, sông Hồng. Đây là một trong những trung tâm của nền văn minh Việt cổ. Nói đến quan họ là nói đến nền văn hoá tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật dân gian trong một quá trình lịch sử lâu dài, biểu hiện những ước mơ, khao khát của người dân xứ Bắc từ nhiều đời nay đối với quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người trên bình diện văn hóa - xã hội. Khi mùa xuân về, những người nông dân vốn tần tảo một nắng hai sương lại xúng xính khoác lên mình bộ quần áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao, cơi trầu têm cánh phượng đến với những canh hát quan họ, cất lên những câu hát làm lay động lòng người…

Đã từ lâu, miền quê Quan họ Bắc Ninh, lại trở thành điểm hẹn thú vị đối với du khách mỗi độ xuân về. Sức hấp dẫn của những điệu dân ca ngọt ngào cùng nhiều hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian đặc sắc, đã khiến những ai đến du xuân và bước chân ra về đều vấn vương với vùng đất hội Lim. Về với Kinh Bắc là về với nôi văn hóa đời và phát triển nhất của người Việt ở vùng đất phía Bắc Thăng Long, sông Hồng. Đây là một trong những trung tâm của nền văn minh Việt cổ.  Nói đến quan họ là nói đến nền văn hoá tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật dân gian trong một quá trình lịch sử lâu dài, biểu hiện những ước mơ, khao khát của người dân xứ Bắc từ nhiều đời nay đối với quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người trên bình diện văn hóa - xã hội. Khi mùa xuân về, những người nông dân vốn tần tảo một nắng hai sương lại xúng xính khoác lên mình bộ quần áo mớ ba, mớ bảy, nón quai thao, cơi trầu têm cánh phượng đến với những canh hát quan họ, cất lên những câu hát làm lay động lòng người…

Tự hào là nơi khởi nguồn của Dân ca Quan họ, thành phố Bắc Ninh hiện có 31/44 làng quan họ gốc của tỉnh Bắc Ninh, với 52/71 nghệ dân Dân ca Quan họ của toàn tỉnh. Thành phố Bắc Ninh có CLB Quan họ Thành phố, CLB Đàn hát dân ca và 73 CLB Quan họ thôn, khu phố với trên 2.000 hội viên tham gia. Sau 10 năm kể từ ngày được vinh danh, Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã sức lan tỏa mãnh liệt, được đông đảo quần chúng nhân dân không chỉ trong Tỉnh, trong nước mà trên toàn thế giới biết đến. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước, việc bảo tồn và phát huy Dân ca Quan họ Bắc Ninh ngày càng trở nên có ý nghĩa và thiết thực hơn. Đặc biệt hơn trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, khi nước ta đã hội nhập với thế giới thì việc bảo tồn những yếu tố văn hóa truyền thống ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để đảm bảo “hòa nhập nhưng không hòa tan” trong việc giao lưu văn hóa với các nước trên Thế giới.

Liền anh, liền chị Quan họ.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của dân ca quan họ trong việc phát triển văn hóa cộng đồng, Thành ủy, UBND Thành phố Bắc Ninh đã quan tâm, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh, các hoạt động giao lưu biểu diễn, truyền dạy Quan họ của các CLB tại các phường, xã; trách nhiệm việc bảo tồn, truyền dạy của các nghệ nhân Dân ca Quan họ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục để quảng bá, giới thiệu về giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Thành phố đến cơ sở. Duy trì phong trào quần chúng, đặc biệt là nhân dân ở các làng Quan họ tham gia vào các hoạt động khôi phục, bảo tồn và phát huy những nét đẹp, nhưng phong tục, tập quán, lề lối trong sinh hoạt văn hóa Quan họ; quan tâm đến việc tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa; tổ chức lễ hội các làng Quan họ được duy trì; phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Nhiều CLB Quan họ, đội văn nghệ hoạt động tích cực, huy động được sự đóng góp của các nghệ nhân, các liền anh liền chị tham gia hướng dẫn học hát Quan họ, sinh hoạt văn hóa Quan họ cho thế hệ trẻ, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu phong phú nhằm phổ biến, giới thiệu Quan họ với đông đảo các tầng lớp nhân dân, phục vụ nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu, nghiên cứu quan họ.

Làng Diềm (thôn Viêm Xá) thuộc địa phận xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là quê hương cổ xưa của vùng đất Kinh Bắc, mang đậm nét lịch sử, truyền thống của làng quê đất Việt. Đến nơi đây, du khách có thể chiêm ngưỡng Đền Cùng cổ kính phủ rêu phong rủ bóng giếng Ngọc xanh ngắt, Đình thờ Vua Bà đầy uy nghi và trang nghiêm… Đồng thời, làng Diềm còn được biết đến là cái nôi dân ca quan họ cổ, đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Vào những ngày Tết Nguyên đán, không khí quan họ ở làng Diềm đã được bao trùm khắp đường làng, ngõ xóm, trong từng ngôi nhà. Ngay tại đầu ngõ, ta đã có thể bắt gặp những thanh âm dung dị, ngọt ngào, mượt mà và sâu bất cứ ở đâu và thời điểm nào, trẻ già, gái trai đều có thể ca. Các liền anh, liền chị thường hẹn nhau sang nhà hát canh: Vài ba đôi ngồi hát với nhau hoặc có những canh hát lớn từ 10 đến 15 đôi để hát cho khách nghe. Vào thời điểm Tết cổ truyền đang cận kề, các liền anh liền chị chăm chỉ tập luyện để chuẩn bị cho lễ hội làng cũng như cuộc thi hát quan họ đầu xuân do Trung tâm Văn hóa quan họ của tỉnh tổ chức. Cứ đến Tết, câu lạc bộ tổ chức cho các nghệ sĩ tập luyện chuẩn bị cho một số sự kiện tiêu biểu để dự hát canh, hát chiếu, sau đó chuẩn bị thiết kế sân khấu cho ngày lệ làng vào mùng 6-2 Âm lịch (ngày giỗ Đức Vua bà khai sinh ra quan họ). Ngay từ tối mùng 5 đã có những canh hát của làng tổ chức ở các đình đền, mùng 6 vào ngày lệ chính sẽ có lễ hội ở ngoài hồ, tổ chức các trại hát quan họ là nơi giao lưu của khách thập phương. Tình cảm giữa các liền anh, liền chị không chỉ là tình cảm nghệ sĩ mà còn là tình làng nghĩa xóm, giao lưu kết bạn từ bao đời nay giữa các làng “kết chạ”. Không chỉ tham gia hát đối đáp mà còn tham gia và giúp đỡ vào các hoạt động lớn nhỏ của làng kết nghĩa. Từ nhiều đời nay, người dân trong làng vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết đó đến mãi về sau. Lễ hội quan họ Bắc Ninh chính thức vào ngày 9,10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm diễn ra cuộc thi hát quan họ đầu xuân do Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức. Trước khi cuộc thi diễn ra, lãnh đạo tỉnh cũng như trung tâm văn hóa quan họ tỉnh – thành phố sẽ cử 1 đoàn về với làng Diềm để thắp một nén nhang xin phép Vua Bà cho mở cuộc thi. Các đôi hát sẽ đăng ký thi và câu lạc bộ quan họ của làng sẽ có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức đưa người làng mình đi thi. Lễ hội thủy tổ quan họ của làng Diềm được tổ chức vào ngày 6-2 Âm lịch hàng năm thể hiện sự tôn kính đối với Vua Bà – Thủy tổ quan họ, là người có công sáng lập nên những làn điệu dân ca danh bất hư truyền. Lễ hội huy động số người tham gia chuẩn bị lớn nhất trong năm. Các nghệ sĩ cổ, những nghệ sĩ trung tuổi, lớp nghệ sĩ trẻ và các em đều được phân công những nhiệm vụ cụ thể, chi tiết để ngày lễ truyền thống được diễn ra chu toàn nhất. Làng Diềm là nơi duy nhất trong 49 làng quan họ gốc ở Bắc Ninh có đền thờ Thủy tổ quan họ, đây cũng là nơi được biết đến có truyền thống dân ca quan họ lâu đời nhất.

          “Trên quê hương quan họ, một làn nắng cũng mang điệu dân ca”, vùng đất Kinh Bắc, từ đứa trẻ khi sinh ra đến các cụ già thất thập, mọi người luôn sống trong một không gian đậm chất truyền thống với những làn điệu dân ca quan họ sâu lắng và da diết đi vào lòng người. Mùa xuân trên quê hương quan họ ngập tràn không khí lễ hội với niềm hân hoan chào đón năm mới, thúc giục mọi người hòa mình vào những canh hát nghĩa tình, thiết tha. Rời Bắc Ninh, khi những nụ hồng đào đang sớm đua sắc xuân đua nở khắp nơi, trong tôi lại ngân nga mãi câu hát: “Người ơi, người ở đừng về”…

Phương Thúy

 


Tin mới

Hoạt động của UBKT trung ương

Tài liệu - Tư liệu